Những bất cập dẫn đến thất bại Giang_Bắc_tứ_trấn

Như vậy Sử Khả Pháp bỏ qua hiềm khích cũ, thẳng thắn thừa nhận Tứ trấn là chủ lực của quân đội Nam Minh, đề nghị điều động bọn họ tiến hành kháng Thanh. Nhưng điều này nảy sinh ra nhiều bất cập:

Về mặt danh nghĩa, "phiên" hay "trấn" chính là nguồn gốc họa loạn của các triều đại Hán, Đường trong lịch sử Trung Quốc. Đến đời Tống, chính quyền kiên quyết dẹp bỏ tình trạng cát cứ phiên, trấn. Bởi triều đình Nam Minh không có quân đội, Sử Khả Pháp đành chấp nhận trao mọi quyền hạn cho Tứ trấn.Vị trí của Tứ trấn quanh quẩn ở gần Nam Kinh, là vùng đất dễ đánh khó giữ, thay vì giữ lấy những nơi đất rộng người đông mà nhà Thanh chưa khống chế được, như Sơn Đông, Hà Nam,… [3]Thành phần của Tứ trấn phức tạp: Cao Kiệt và Lưu Lương Tá là thủ hạ cũ của Lý Tự Thành, Lưu Trạch Thanh nhận lệnh cứu viện Bắc Kinh nhưng lại bỏ trốn về nam, chỉ có Hoàng Đắc Công là kiên trung với nhà Minh. Tứ trấn cậy công phù lập, ngang nhiên làm càn, gây ra vô số tội ác với nhân dân [4]. Cao Kiệt đố kỵ Hoàng Đắc Công đến nỗi muốn giết lẫn nhau, trong khi Sử Khả Pháp vẫn nhẫn nại hòng cảm hóa bọn họ [5]. Ngay cả khi Cao Kiệt cảm động mà quyết tâm kháng Thanh, thì Cao – Hoàng vẫn không thể hợp tác [6].

Năm Hoằng Quang đầu tiên nhà Nam Minh, tức năm Thuận Trị thứ 2 nhà Thanh (1645), Cao Kiệt bị phản tướng Hứa Định Quốc ám hại, lực lượng mạnh nhất trong Tứ trấn tan rã. Không lâu sau, Hoàng Đắc Công tử trận ở Vu Hồ, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá hàng Thanh. Giang Bắc tứ trấn hoàn toàn thất bại. Người đương thời xem kết cục này là đương nhiên [7].